Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Thị trường bất động sản TPHCM: Trông chờ từ phía đông?

Thị trường bất động sản TPHCM: Trông chờ từ phía đông?

Theo quy hoạch, quận 2 là trung tâm tài chính-thương mại-dịch vụ trong tương lai, đồng thời trở thành khu vực dân cư cao cấp mới của thành phố.
Nhiều dự án bất động sản phía đông TPHCM có quy mô lớn, trong khi hạ tầng giao thông khu vực này ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị trường nơi đây đang sôi động.
Theo thông tin từ Sàn giao dịch địa ốc Đất Ngọc, từ đầu năm đến nay, số vụ giao dịch bất động sản (BĐS) phía đông thành phố tăng 200% so với quí IV-2010. Giá đất cũng đang nhích lên so với cuối năm ngoái.
Theo nhân viên môi giới của một số sàn giao dịch địa ốc tại quận 2, quỹ đất nền tại quận này không còn nhiều, và không ít vụ mua bán nhằm đầu tư đón đầu vì nhiều công trình giao thông lớn mang tính kết nối rộng đều đi qua quận 2 và quận 9.
Một nét mới tạo nên sự nhộn nhịp tại thị trường BĐS phía đông TPHCM là sự tham gia của nhiều người mua đến từ Hà Nội, mà theo thông tin từ sàn Đất Ngọc, chiếm đến 60% lượng giao dịch tại đây.
Anh Hoàng, một nhà đầu tư địa ốc ở quận Hoàn Kiếm, lý giải quyết định đánh vào BĐS phía đông TPHCM mà trọng tâm là quận 2: “Hầu hết BĐS ở đây thuộc phân khúc cao cấp. Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã và đang hình thành tạo nên giá trị gia tăng cho đất quận 2 mà không khu vực nào sánh bằng”.
Theo một nghiên cứu mới công bố của nhóm Vietnam Report tại thị trường Hà Nội, nhu cầu phân khúc nhà ở dưới 1,5 tỷ đồng được kỳ vọng tăng mạnh trong năm 2011. Tuy nhiên, theo anh Hoàng, phân khúc này dễ bán nhưng mức lợi nhuận về lâu dài chưa hẳn cao. Còn đầu tư vào BĐS phía đông TPHCM, khi thị trường chung ấm trở lại, mức giá BĐS tại đây sẽ vọt mạnh hơn so với các nơi khác.
Phía đông TPHCM có điểm nhấn là Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 737ha, nhiều dự án khu dân cư quy mô nhỏ hơn được quy hoạch bài bản, gần gũi với sông rạch, cây xanh.
Theo lý giải của ông Lâm Văn Chúc, Tổng Giám đốc Cty BĐS Phúc Đức, đất quận 2 đang được hỗ trợ mạnh bởi quy hoạch: Cầu Thủ Thiêm và Đại lộ Đông-Tây đã xong, hầm Thủ Thiêm sẽ khánh thành vào tháng 9 tới, Liên tỉnh lộ 25B nối quận 2 vào quận 1 sắp hoàn tất, đường vành đai phía đông nối quận 2 với quận 9 đã được thông xe, cao tốc TPHCM-Long Thành đang được triển khai, tuyến metro Bến Thành- Suối Tiên đã được khởi công…
Theo quy hoạch, quận 2 là trung tâm tài chính-thương mại-dịch vụ trong tương lai, đồng thời trở thành khu vực dân cư cao cấp mới của thành phố. Mật độ dự án BĐS tại quận 2 đã đạt trên 90% diện tích, với 300 dự án.
Tại một cuộc hội thảo về đô thị, thạc sỹ Lý Khánh Tâm Thảo (Sở Quy hoạch-Kiến trúc TPHCM) cho rằng, quận 2 và quận 9 có điều kiện để xây dựng các khu dân cư sinh thái vì gần gũi thiên nhiên và quỹ đất đáp ứng. Một số dự án còn ngầm hóa tất cả hệ thống giao thông nội bộ và dây nhợ, thiết kế hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, lập bến canô, du thuyền…, tạo ra xu thế đô thị sinh thái trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Bất động sản TP.HCM manh nha "khởi nghĩa"?

Liệu một cuộc "khởi nghĩa" của thị trường đất nền, tiếp theo đó là thị trường căn hộ ở TP.HCM sẽ xảy ra theo kịch bản: giá sẽ tăng từ từ, thanh khoản ấm dần dần; hoặc nếu ai đó chịu khó "kích hoạt", hẳn thị trường BĐS đã "ngủ đông" khá lâu này sẽ chồm dậy và trở thành sự kiện đáng nhớ nhất trong năm 2011?
Thoát cơn buồn ngủ
Không còn cái cảnh ngồi nhá hạt dưa tí tách như những năm trước, cũng không bắt buộc phải đưa nhau đi karaoke cho hết ngày hết giờ. Từ tháng 3/2011 đến nay, không khí trong các văn phòng giao dịch địa ốc ở TP.HCM dường như "ấm" hơn. Nhân viên môi giới đã bắt đầu có điện thoại để gọi tới gọi lui, có "hàng' để chào qua chào lại.Rộn ràng hơn cả là khu vực Quận 2, Quận 9. Nơi đây được trời phú cho những điều kiện tuyệt vời về giao thông như các tuyến đường vành đai trong vành đai ngoài, rồi cầu Phú Mỹ nối từ bờ Đông sang bờ Nam. Chẳng thế mà đất nơi đây có giá, cho dù chẳng mấy giao dịch mà giá vẫn tăng lên hàng tháng. Nhất là ở những dự án "cao cấp" như Huy Hoàng (Q.2), Gia Hòa, Nam Long (Q.9), từ đầu năm 2011 đến nay thực tế đã có một số giao dịch với mức giá tương đương đỉnh giá năm 2007. Còn đa số các dự án khác đều vượt qua mức "tham chiếu" từ 7-10%.
Lại nhớ về năm 2007... Vào đầu năm đó, thị trường đất nền cũng chỉ mới hơi xao động, nhưng ở một số dự án có tiếng tăm giá đã tăng như thể "đi tắt đón đầu". Rồi chẳng bao lâu sau khi bà con chứng khoán chốt lời ở vùng đỉnh VN-Index, đất nền và căn hộ lập tức bốc lửa.
Năm nay cũng có một khí sắc nào đấy giống với thời điểm đầu 2007. Trong mấy tháng qua, qua bảng thống kê giá đất của Công ty Vinaland nhiều tuần gần đây, có thể thấy một "đặc thù": gần như mặt bằng giá đất nền ở các khu vực được biểu trưng bằng con số "0%", tức không thay đổi gì, không lên không xuống và cũng gần như không có giao dịch. Nếu chỉ đánh giá đơn thuần theo cách nhìn nhận "không" đó thì quả là thị trường bất động sản (BĐS) này quá nản lòng, không còn chút sinh khí nào.
Nhưng từ một góc độ khác, nếu nhìn kỹ hơn, có thể nhận ra hiện tượng thị trường BĐS TP.HCM dường như đã "ổn định" ở vùng đáy, với giá BĐS không dao động và đã tạo nên một "đường đáy" khá dài. Không chỉ giá của 60.000 lô đất nền khó giảm và càng không có khả năng giảm sâu, ngay cả 50.000 căn hộ trung - cao cấp dồi dào như thế song không giảm tiếp mà lại đang nhấp nhá điều chỉnh tăng giá.
Hiện tượng này có vẻ được ủng hộ bởi làn sóng hướng đến giá trị sử dụng ở Hà Nội: sau đợt sốt đất nền, giới đầu cơ và người tiêu dùng đang quay trở lại với các căn hộ chung cư. Vì thế giá căn hộ trung bình tăng khá nhất 10-15%, ngay cả căn hộ cao cấp cũng nhích lên được 3-5% cho dù chủ đầu tư vẫn phải hô hào khuyến mãi đến khản cả cổ.
Bình Dương vẫn là khu vực đi tiên phong về sức hút khách hàng ở phân khúc căn hộ trung - cao. Một vài dự án căn hộ được tung ra đã đạt kết quả không đến nỗi tệ, thậm chí còn khuyến khích cho chủ đầu tư có cái cớ hợp lý để chuẩn bị tăng giá. Ráng hồng này cũng lên dây cót tinh thần chút chút cho "những người ngồi trên lửa" (ý nói giới chủ dự án căn hộ cao cấp ở TP.HCM).
Đồng cảm hơn, trong những ngày này, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng đang chuyển động khá nhiệt tình từ Đà Nẵng đến Nha Trang, Phan Thiết và lan vào cả khu vực Vũng Tàu, không chỉ biểu hiện ở nguồn cung chào đón mà cả sự quan tâm của khách hàng từ Bắc chí Nam, bất chấp những nỗi ám ảnh không ngớt của sóng thần Nhật Bản. Thế mới biết giới đầu tư nước ta có lòng quả cảm đến thế nào trước hiểm họa của thiên tai.
Nói xa nói gần...
Lại nói, những ngày này, giới môi giới BĐS ở TP.HCM không đến nỗi phải ngáp ruồi. Ngay cả những khu vực trước đây buồn ngủ nhất như Bình Chánh, Nhà Bè, nay cũng lai rai có khách hỏi tới. Mới đầu chỉ là thăm dò về địa thế, quy hoạch, giao thông, pháp lý..., nói chung là những chuyện "xưa như trái đất", mà chưa trả giá. Nhưng lần lần khách bắt đầu thốt lên: "Có thương lượng không?". Thế là cá gặp nước, nhúc nhắc cũng đã có một ít giao dịch chứ không đến nỗi bất động như thời gian trước.Vả lại, xét cho cùng thì tiền nhàn rỗi bỏ vào đâu chứ? Đó thật sự là một vấn đề hết sức đau đầu đối với cả người đầu cơ, đầu tư hay người tiêu dùng. Thứ mà người ta vẫn thường nghĩ đến là vàng, nhưng cứ cho là Nhà nước cho buôn bán vàng miếng trở lại, thì cái lạ là từ đầu tháng 4/2011 đến giờ, trong khi vàng thế giới tưng bừng thì vàng trong nước gần như giậm chân tại chỗ. Khó rồi đấy, có thể kênh sinh lợi này sẽ chẳng còn lợi lộc gì nếu nó đi ngang hay thậm chí còn giảm lại.
Còn giới kinh doanh USDla cũng chẳng có lý do nào để vui mừng. 10 tháng qua chỉ số USD-Index của thế giới đã giảm đến 14%, trong khi sức hút từ đồng Euro, và nhất là từ tháng 2/2011 đến nay, giá dầu thế giới đã tăng vọt đến 30% khiến cho đô-la trở thành kẻ lót đường bất đắc dĩ. Thảo nào mà ở nước ta lại có chuyện ngược đời: giá đô-la chợ đen thấp hơn cả giá USD giao dịch ngân hàng.
Trong những cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, một số giáo sư, tiến sĩ có chức trách và uy tín về nhận định thị trường dù không kết luận thẳng thừng cần phải đầu tư kênh nào, nhưng nói xa nói gần đều ám chỉ đến kênh BĐS có lẽ là nơi trú ẩn an toàn trong thời lạm phát và bão giá..., chứ không phải thị trường chứng khoán đang làm cho tất cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ chìm ngập trong đó rơi vào tâm trạng cám cảnh đến cùng kiệt. Dù không có con số thống kê chính thức, nhưng các nhà đầu tư chứng khoán đang áng chừng khoảng 80% trong số họ đang đứng ngoài thị trường hoặc tìm cách "thoái vốn".
Tỷ lệ này cũng có lẽ khá phù hợp với tỷ lệ chỉ 20-35% tài khoản chứng khoán có giao dịch thực tế tại các công ty chứng khoán hiện nay. Cứ vậy mà suy diễn thì có lẽ không ít nhà đầu tư chứng khoán đang chăm chắm nhìn vào kênh đầu tư khác thay cho cái kênh "truyền thống" này.
Vả lại, đã nói đến thị trường là phải nói đến tính đầu cơ. Mà đã nói đến đầu cơ tất phải suy ra dòng tiền nóng. Trong lúc nhiều kênh đầu tư bế tắc, dòng tiền nóng chẳng lẽ nằm im? Hay là dòng tiền này sẽ đi tìm cõi trú ẩn nơi... ngân hàng? Chẳng đời nào lại có chuyện đó. Chỉ còn mỗi kênh BĐS thôi. Mà từ đầu năm 2010 đến nay, người ta đã chứng kiến dòng tiền nóng "quậy" tưng bừng thị trường đất nền Hà Nội như thế nào.
Có vẻ như năm con Mèo này, xét theo kinh dịch, khá hợp với thị trường BĐS. Nếu lấy năm 2011 so với năm 2007, mặt bằng giá vàng đã cao gấp gần 3 lần, trong khi mặt bằng giá đất ở TP.HCM chỉ tăng chừng 40-50%.
Cũng bởi cái lẽ đó, một cuộc "khởi nghĩa" của thị trường đất nền và tiếp theo đó là thị trường căn hộ ở thành phố này là khá dễ xảy ra theo kịch bản giá sẽ tăng từ từ, thanh khoản ấm dần dần, người người nhà nhà chộn rộn. Hoặc một lúc nào đó, nếu có ai đó chịu khó "kích hoạt", hẳn thị trường BĐS đã "ngủ đông" khá lâu này sẽ chồm dậy và trở thành sự kiện đáng nhớ nhất trong năm 2011.

Nguồn VEF

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Thu nhập 5 triệu đồng/tháng miễn thuế

Với mức đề xuất này, người thụ hưởng chỉ được miễn 50.000 đồng/tháng. Trong khi đó, một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia cho rằng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân nên gấp 10 lần lương tối thiểu (hơn 8 triệu đồng).
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, sẽ có 200.000 người được miễn thuế thu nhập cá nhân
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, khi chưa điều chỉnh được Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN), sẽ miễn ngay thuế cho những người có thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng.
* Ông Vũ Quang Hải (ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội):Mức khởi điểm chịu thuế nên hơn 8 triệu đồng
Đề xuất theo phương án của Bộ Tài chính, theo tôi, mức miễn giảm đó là thấp. Mặc dù có thể hiểu biện pháp trước mắt như thế có còn hơn không, tuy nhiên tôi cho rằng Bộ Tài chính nên đề xuất mạnh dạn, hài hòa hơn lợi ích Nhà nước và người dân.
Ngay từ khi bàn thông qua Luật thuế TNCN, tôi đã đề nghị mức khởi điểm nên là 7 triệu. Lần này nếu thật sự có ý nghĩa, theo tôi, cần nâng mức giảm trừ gia cảnh bằng 10 tháng lương tối thiểu như nhiều ý kiến của các chuyên gia khác (tức hơn 8 triệu/tháng). Mức giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng rất khó khăn để nuôi con nên cần nâng lên.
Các mức giảm trừ trên cần được linh động thay đổi theo mức lạm phát, có một khoảng để Chính phủ điều chỉnh. Như vậy thuế sẽ không nhanh bị lạc hậu và người dân được nộp thuế nhưng vẫn đảm bảo đúng mức sống của mình.
* Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:
Chưa ghi nhận ý kiến nhiều chiều
Theo tôi, việc Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế cho những người có thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng là dấu hiệu tích cực so với những lần khước từ trước đây. Tuy nhiên, hướng điều chỉnh mà Bộ Tài chính đưa ra cho thấy chưa ghi nhận ý kiến nhiều chiều từ người nộp thuế.
Nếu tiếp tục cố định mức giảm trừ gia cảnh sẽ dẫn đến lạc hậu, tạo áp lực liên tục điều chỉnh luật để theo kịp tốc độ tăng giá. Đó là chưa nói đến việc Bộ Tài chính giải thích thế nào về cơ sở đưa ra mức giảm trừ 5 triệu đồng trong khi chỉ số giá tiêu dùng thời gian gần đây, đặc biệt những tháng đầu năm 2011, tăng rất cao.
Sau hơn hai năm áp dụng Luật thuế TNCN, theo tôi, lúc này Bộ Tài chính nên đánh giá lại để có cái nhìn toàn diện hơn, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, bàn thảo rộng rãi chứ không nên cứng nhắc bảo lưu ý kiến của mình như trong thời gian qua. Theo ý kiến cá nhân tôi, mức khởi điểm chịu thuế nên gấp 10 lần lương tối thiểu chung.
* TS Lê Đăng Doanh:
Phản ứng quá chậm
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt mức tăng 3,16% của TP.HCM trong tháng 4, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người lao động. Trong khi đó mức đề xuất mà Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh chỉ “rất nhẹ”.
Theo tôi, phản ứng của cơ quan quản lý như vậy là quá chậm trễ, khiến cuộc sống của đa số người lao động khó khăn hơn, nhất là khi nhiều quốc gia trên thế giới - có tốc độ tăng giá thấp hơn VN rất nhiều - đã đồng loạt công bố nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân nhằm hỗ trợ người lao động.
Thực tế cho thấy mức thu càng cao số thuế thu được càng ít do người dân sẽ tìm mọi cách để lách thuế. Như vậy vô hình trung việc áp dụng mức khởi điểm thấp như hiện nay sẽ tạo thói quen không tốt cho người nộp thuế, khiến công tác quản lý thuế càng khó khăn hơn. Chỉ khi mức thu hợp lý mới khuyến khích người dân thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án sẽ miễn thuế cho người có mức thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng. Theo phương án này, đối tượng được miễn thuế khá hẹp, chỉ những người thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng được miễn, còn những người có thu nhập đến 10 triệu đồng hoặc thu nhập ở các bậc thuế cao hơn sẽ không được miễn, giảm.Miễn 50.000 đồng
Một điểm quan trọng khác của đề xuất, theo một quan chức Bộ Tài chính, mức giảm trừ cho người phụ thuộc sẽ tính trên cơ sở mức khởi điểm chịu thuế từ 5 triệu đồng/tháng trở lên chứ không theo mức 4 triệu đồng/tháng như quy định của Luật thuế TNCN.
Như vậy, cá nhân có người phụ thuộc vẫn được cộng mức giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc nhưng theo đề xuất mới, cá nhân có một người phụ thuộc nếu có thu nhập từ 6,6 triệu đồng/tháng trở lên mới bắt đầu phải nộp thuế (mức hiện tại là 5,6 triệu đồng).
Với mức đề xuất như trên, theo tính toán, mức những người nộp thuế TNCN thuộc diện được miễn sẽ chỉ được miễn trực tiếp khoảng 50.000 đồng/người/tháng.
Cụ thể, nếu hiện nay người có thu nhập đến 5 triệu, với mức thuế bậc đầu tiên là 5%, họ chỉ phải đóng thuế khoảng 50.000 đồng (do được giảm trừ 4 triệu cho bản thân nên chỉ phải nộp thuế trên số tiền 1 triệu còn lại).
Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, dù số tiền được miễn ít nhưng số người được miễn lại khá đông, lên đến trên 200.000 người.
Bộ Tài chính cũng đề xuất miễn 5% thuế với thu nhập từ cổ tức và 0,1% thuế trên giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, hiện người dân đem tiền gửi tiết kiệm lãi suất khoảng 14%/năm không bị đánh thuế.
Tuy nhiên, nếu đem tiền đầu tư mua cổ phiếu - một hình thức cung ứng vốn, đầu tư vào kinh doanh - thì khi được hưởng cổ tức (thường ở mức 8-12%) lại phải chịu thuế 5%.
Trong khi VN đang khuyến khích thị trường chứng khoán phát triển, doanh nghiệp cũng cần kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán khi lãi suất ngân hàng cao thì việc miễn thuế từ cổ tức sẽ mang tính khuyến khích nhất định.
Ông Tuấn đã trực tiếp nghe kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội và khẳng định sẽ kiến nghị bỏ thuế với cổ tức để hỗ trợ tiền vào sản xuất kinh doanh.
Còn phải chờ
Trong một cuộc họp báo gần đây, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết việc điều chỉnh Luật thuế TNCN trong bối cảnh hiện nay là có thể làm được để hỗ trợ mức nhất định đối với người nộp thuế.
Tính đến tháng 3, Bộ Tài chính đã có ba cuộc làm việc với Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội để bàn về việc chỉnh sửa Luật thuế TNCN theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, sau ba cuộc làm việc trên, việc đưa luật vào kế hoạch làm luật của Quốc hội vẫn chưa được thông qua.
Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Quốc hội, đã chính thức trả lời trên báo chí rằng chưa cần thiết và đủ hợp lý để sửa luật.
Với đề xuất lần này, dù mức miễn không đáng kể, mang tính tượng trưng nhưng theo một quan chức Bộ Tài chính, nếu muốn được áp dụng phải qua được một quy trình khá dài: Chính phủ thông qua và đồng ý trình Quốc hội.
Đề xuất trên cũng phải được sự thẩm định của Ủy ban Tài chính - ngân sách, đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội trong tháng 7-2011, sau đó Quốc hội đồng ý thông qua bằng một nghị quyết mới có giá trị thi hành.
Trong khi đó, theo ông Trịnh Huy Quách - phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Quốc hội, hiện Bộ Tài chính mới trình Chính phủ. Theo quy trình, nếu Chính phủ chấp nhận mới trình sang Quốc hội. Bộ Tài chính sau đó có thể được Chính phủ ủy quyền trình.
Tuy nhiên, đến giờ này Ủy ban Tài chính - ngân sách với tư cách cơ quan giúp việc cho Quốc hội về lĩnh vực tài chính, ngân sách vẫn chưa nhận được đề xuất chính thức.
Theo quan điểm cá nhân, ông Quách cho biết vẫn ủng hộ việc điều chỉnh Luật thuế TNCN để chia sẻ với người dân trong bối cảnh lạm phát. Về mức miễn cụ thể mà Bộ Tài chính trình, người dân chỉ được miễn trực tiếp 50.000 đồng, ông Quách cho rằng cần phải bàn thêm để tìm mức hợp lý nhất.

Nguồn TTO

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

“Cơn khát” thông tin của thị trường BĐS

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh gì, thông tin cũng là yếu tố quan trọng đối với cả người mua và người bán. Thế nhưng soi vào thị trường bất động sản hiện nay, người ta không khỏi hoang mang vì tình trạng thiếu hụt trầm trọng thông tin.
Dân thường "mò mẫm" đi mua nhà đất
Sau nhiều năm tích lũy, anh Nguyễn Việt Cương - Chương Mỹ - Hà Nội quyết định bỏ tiền mua một căn hộ tiện nghi cho gia đình. Với hầu bao không quá rủng rỉnh, anh đã phải cân nhắc rất nhiều trong việc chọn mua nhà.Tuy nhiên, vấn đề của anh chưa hẳn là túi tiền, mà vấn đề là anh thực sự không biết tìm đến đâu để tìm hiểu thông tin BĐS.
"Chẳng biết ở đâu bán trực tiếp nên tôi phải vòng vèo đủ kiểu, nhờ bạn bẻ rỉ tai, lên các trang mạng điện tử tìm kiếm. Mà thông tin BĐS bây giờ nhiều thì nhiều thật, nhưng xem kĩ, cái gì cũng chỉ ở mức "rao vặt", hoặc qua trung tâm, qua "cò" - Anh Cường tâm sự.
Chính bởi lý do đó mà lấn cấn mãi anh vẫn chưa tìm được một căn hộ vừa ý, thông tin an toàn, minh bạch.
Trường hợp khách hàng như anh Cường hiện nay không hề hiếm. Nếu dạo qua một vòng trên các trang rao vặt, các diễn đàn về nhà đất, người ta có thể bắt gặp nhan nhản những thông tin giới thiệu về dự án bất động sản này, dự án bất động sản kia.
Thế nhưng hoàn toàn chỉ là những dòng giới thiệu sơ sải. Chủ đầu tư không lên tiếng, tính xác thực của dự án cũng rất mơ hồ.
Trong vai một khách hàng có nhu cầu, PV Diễn đàn Kinh tế Việt Nam liên hệ với người phụ trách dự án Thuận Thành 3 Bắc Ninh. Dự án được rao bán công khai trên mạng dưới hình thức khu đô thị nằm trong khu công nghiệp.
Tuy nhiên, trước câu hỏi đơn giản là đất trong dự án đã được chuyển đổi mục đích sử dụng chưa thì người phụ trách dự án lại ngần ngừ trả lời rằng không rõ, rằng "cái này phải dựa vào mối quan hệ rộng"...
Vậy không hiểu, những người dân thường không có "mối quan hệ rộng" sẽ làm thể nào để xác thực những thông tin BĐS mà họ quan tâm?
Thực tế đã có nhiều người vì quá nóng vội, vồ vập mong có được quyền đăng ký mua căn hộ mà không tìm hiểu kĩ thông tin xung quanh dự án. Thực ttrạng này càng khiến thị trường bất động sản trở nên bất ổn.
Tìm kênh thông tin minh bạch
Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng các thông tin về thị trường B ĐS khiến người mua hoang mang, nhiều chuyên gia B ĐS đã nghĩ tới việc thiết kế một thị trường thông tin B ĐS, không gắn liền mà hoạt động song song với thị trường BĐS. Ý tưởng này đã được đưa ra từ cuối năm 2010 nhưng đến nay vẫn bị bỏ ngỏ.
Có một thực tế phải thừa nhận rằng những thông tin BĐS được đăng tải trên mạng Internet rất giống với hình thức truyền miệng, bởi ngay cả chủ dự án cũng không hiểu rõ thông tin về mảnh đất, căn hộ mà mình rao bán.
Để tránh tâm lý hoang mang cho không ít người dân trước thị trường thông tin BĐS "nhiễu" như hiện nay, đặc biệt với sự quan tâm rất lớn của nguời dân tới nhu cầu mua chung cư, GS. TS Khoa học Đặng Hùng Võ cũng đưa ra một giải pháp an toàn:
"Hiện nay, các dự án, chung cư đều phải đưa ra công khai gia dịch tại các sàn giao dịch BĐS. Các chỉ số được công bố gồm chỉ số giá giao dịch BĐS và chỉ số lượng giao dịch BĐS.
Trong đó, các loại BĐS được lựa chọn để xây dựng các chỉ số này bao gồm đất để bán, chuyển nhượng là căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nề, đất cho thuê là văn phòng,...
Chỉ số này là tỉ lệ phần trăm và sẽ được công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Người dân phải cảnh giác với những trung tâm môi giới không được phép hành nghề và tung những thông tin ảo".
Trong thị trường thông tin không rõ ràng, thậm chí thiếu hụt rất nhiều như hiện nay thì chỉ số giá BĐS được đánh giá là "kênh" thông tin minh bạch của thị trường BĐS, giúp cho nhà đầu tư cũng như người dân nắm bắt được khu vực nào đang có biến động về giá.
Nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi người dân có nhu cầu mua bán BĐS hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách tích lũy thật nhiều thông tin cho chính bản thân mình để tránh được nhiều rủi ro có thể xảy ra. Hoặc có thể tìm đến luật sư tư vấn để tìm hiểu rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của mình.
Nguồn: VEF

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Các tiêu chí tham khảo khi chọn mua - thuê nhà

đây là các tiêu chí tham khảo trước khi bạn quyết định nên mua hay thuê 1 ngôi nhà nào đó:

- Giá: Tham khảo giá khu vực thông qua bảng giá đất khu vực dó,qua các BDS đã bán khu vực đó, qua công ty thẩm định giá…

- Diện tích: Liên quan đến thiết kế và thay đổi kiến trúc ngôi nhà hiện tại và sau này

- Khu vực, mặt bằng: Liên quan dến công việc kinh doanh hay tính chất đi lại, nhu cầu sinh hoạt,…

- Quy hoạch: Cần tìm hiểu thông tin quy hoạch đối với các dự án làm đuờng hay khu công nghiệp … tại sở quy hoạch, địa phương…

- Phong Thủy: Chọn hướng và xem tuổi của chủ nhà, cách bố trí không gian màu sắc, các vật dụng, chất liệu…

- Vật liệu: Vật liệu thiết kế ngôi nhà có chất lượng tốt hay kém. Những ngôi nhà xây với mục đích để bán thuờng được xây bằng các vật liệu rẻ tiền để giảm chi phí, sau một thời gian sử dụng sẽ hỏng nhanh chóng, và cũng là 1 trong các nguy cơ dẫn dến mất an toàn gây sập, nứt…

- An ninh: Tình hình an ninh khu vực sinh sống như mất cắp, các tệ nạn xã hội…

- Sự an toàn của ngôi nhà: hệ thống liên lạc nội bộ, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm… Ðồng thời, cần chắc chắn rằng căn hộ của bạn khó có thể bị xâm nhập từ bên ngoài hay từ một căn hộ khác.

- Kiến trúc ngôi nhà: Bố cục và sự phân chia các phòng,các khu vực,nội thất và ngoại thất liên quan dến việc tu sửa nhà và trang trí lại

- Tiểu sử của BDS: Liên quan đến quá khứ của BDS. Có thể vì lý do gì đó chủ nhà mới phải bán BDS đó.

- Giấy tờ liên quan: Giấy tờ hợp lệ,không có tranh chấp về pháp lý, thủ tục sang nhượng hay các vấn đề về pháp lý bạn có thể nhờ Luật sư tư vấn thêm.

- Khả năng kinh doanh - Bán lại sau này

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Địa ốc đang là nơi “lánh bão”?














Khi lạm phát ngày càng có xu hướng tăng cao thì xu hướng tìm địa ốc "trú ẩn" cũng dần hiện rõ trong giới đầu tư.

Phân khúc chung cư giá trung bình vẫn được nhiều người tìm mua.
Đây không phải là chuyện mới, lại càng không phải là quá bất ngờ, song khi thông tin về đất đai, nhà cửa trở thành chủ đề chính trong các câu chuyện của giới đầu tư thì mới thấy rằng, bỏ tiền vào vàng, chứng khoán, ngân hàng giờ đây thực sự đã không còn là ưu tiên số một nữa.

Sau vụ động đất đất ở Nhật Bản, Myanmar rồi dư chấn ở Hà Nội hồi giữa tháng 3 vừa qua, những tưởng thị trường chung cư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tâm lý sợ nhà cao tầng.

Thế nhưng, thâm nhập vào thế giới của những người có thâm niên về “đất cát” hay đơn giản chỉ là qua các sàn giao dịch bất động sản mới thấy rằng, có chăng đây cũng chỉ là những tung tin cục bộ với mưu đồ trục lợi của một nhóm đầu cơ đất thổ cư nào đó.

Một nhân viên sàn giao dịch bất động sản Hadinco cho biết, ngay cả khi Hà Nội có dư chấn động đất, không ngày nào là không có khách hàng tìm hỏi mua chung cư có diện tích vừa phải, thường là dưới 70 m2.

Tuy nhiên, theo vị này, để tìm được một căn hộ có diện tích như trên vào thời điểm này ở Hà Nội lại không hề đơn giản, vì đa số các dự án nằm trong nội thành hoặc lân cận đều đã được chào bán từ trước Tết Nguyên đán.

Do đó, vào thời điểm hiện nay chỉ có phân khúc cao cấp hoặc trung cấp thuộc các dự án cách trung tâm thành phố trên 10 km thì nguồn cung vẫn còn khá nhiều, song đa phần khách hàng lại không đủ khả năng chi trả hoặc không vừa ý về địa điểm, vị trí.

“Không ít người khuyên tôi ở chung cư có nhiều bất cập, hạn chế, song nếu không mua căn hộ thì cũng không có lựa chọn nào khác vì đất Hà Nội giờ ở bất kỳ khu vực nào lân cận cũng đều có giá 40 – 50 triệu đồng/m2 thì làm sao đủ tiền mua đất, nói gì đến xây nhà”, một nhân viên Ngân hàng Vietcombank đang tìm mua chung cư chia sẻ.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản Hà Nội của Công ty CBRE Việt Nam cho thấy, trong suốt quý 1/2011, thị trường căn hộ đã đón nhận nguồn cung mới khá dồi dào, với khoảng 8.200 căn, tương đương hơn một nửa tổng cung của cả năm 2010.

Tuy nhiên, chỉ có phân khúc giá trung bình là có tốc độ bán tương đối tốt, mức giá thứ cấp tăng khoảng 8,5% so với quý trước. Còn lại phân khúc cao cấp thuộc các dự án mới vẫn có tỷ lệ giao dịch thành công thấp.

Theo bà Sử Thị Kim Anh, phụ trách sàn bất động sản Công ty Xây dựng Quang Minh, trong thời gian sau Tết Nguyên đán đến nay, số người tìm mua nhà đất riêng lẻ và căn hộ chung cư tăng đáng kể so với cuối năm 2010. Song, theo bà Anh, phần lớn giới đầu tư đều chọn đất dự án hoặc nhà riêng lẻ là kênh đầu tư chính, còn phân khúc chung cư chỉ những ai có nhu cầu nhà ở thực sự mới tìm hỏi.

“Việc giới đầu tư chọn đất là kênh trú ẩn không phải là vì họ sợ chung cư mất giá vì động đất này nọ mà vì tỷ suất lợi nhuận khi rót tiền vào căn hộ thấp hơn nhiều so với rót tiền vào đất. Không ai dại gì mà đi lướt hay đầu tư dài hạn chung cư trong khi nguồn cung đang ngày một tăng mạnh và có dấu hiệu bão hòa trong tương lai”, bà Anh nói.

Nhận định trên khá trùng hợp với khảo sát của CBRE Việt Nam khi mà thị trường nhà đất trong các khu đô thị tại Hà Nội tiếp tục là kênh đầu tư được ưa thích trong quý 1/2011.

“Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động cũng như nguồn cung chung cư lớn, cùng với việc cơ sở hạ tầng ở nhiều khu vực đang được xây dựng và dần hoàn thiện đã đẩy giá của phân khúc nhà đất trong nhiều dự án đô thị mới tăng mạnh”, báo cáo của CBRE nêu rõ.

Còn trên thực tế, việc đất thổ cư ở Sóc Sơn, Đông Anh đang rậm rịch “sốt” trong thời gian qua với giá tăng từ 20 – 30% cũng là dấu hiệu cho thấy giới đầu tư đang nhằm vào các bãi đất đẹp để lánh nạn những cơn bão trên thị trường tài chính. Tất nhiên, việc lánh có an toàn hay không còn phụ thuộc vào bản lĩnh, vào khả năng (tài chính) cũng như một chút may rủi bởi đất đai xưa nay vốn vẫn được xem là lĩnh vực đầy rủi ro và nhạy cảm.

Nguồn VNECONOMY

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

XI RIVERVIEW PALACE, CĂN HỘ THÔNG MINH

XI Riverview Palace
















Vị trí: 301, Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM.
















Mở ra thế giới mới về nhà ở - một nơi bạn chưa từng được trải nghiệm, Xi Riverview Palace – đã đến Tp.HCM: Một không gian sống hài hòa mang tính nghệ thuật trong thiết kế,kỹ thuật mới trong tương lai, phong cách ấn tượng trong nét văn hóa.















Xi Riverview Palace tọa lạc tại Phường Thảo Điển, Quận 2, TP.HCM (cách trung tâm thành phố 6km và Xa lộ Hà Nội 1km). Toàn cảnh hướng ra bờ sông cùng mạng lưới giao thông thuận lợi đã mang lại niềm tự hào đích thực. Một vị trí cực đẹp tại Tp.HCM!

- Giá trị mà vị trí này mang lại được thấy rõ khi toàn bộ khu căn hộ tọa lạc gần khu Villa An Phú cao cấp bậc nhất hiện nay.
- Mạng lưới giao thông thuận lợi do hướng bắc cách mặt tiền đường 20m và gấn Quốc lộ 1A. - Quang cảnh tuyệt đẹp do toàn khu vực đều hướng ra bờ sông.

Công trình kiến trúc
















Niềm kiêu hãnh dâng cao với Xi Riverview Palace 27 tầng trên bầu trời Việt Nam.

- Chú trọng thiết kế đường nét, bề mặt tòa nhà phù hợp với mội trường thiên nhiên xung quanh.
- Mặt trước tòa nhà được thiết kế hướng ra toàn cảnh bờ sông.
- Thiết kế đường nét tòa nhà vừa hài hòa với thiên nhiên vùa cách âm tiếng ồn với các căn hộ bên cạnh.
- Với 2 tầng của bãi đậu xeco1 sức chứa 278 xe ôtô và 540 xe máy, thì trung bình mỗi căn được bảo đảm chỗ cho 1 chiếc ôtô và 2 xe máy.

Tiện ích

Phòng tập thể dục, Yoga, Sauna, thư viện, sân golf trong nhà, nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi, nhà khách, sân tennis...

Vị trí: 301 Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền, Quận 2.
Chủ đầu tư: GS Sài Gòn
Nhà thầu: GS E & C
Diện tích đất: 17,209 m2
Diện tích sàn XD: 73,099 m2
Qui mô: 27 tầng- 3 tòa nhà với 270 căn hộ
Thang máy: 9 thang máy (3 thang/tòa nhà)
Chỗ đậu xe: 278 xe hơi + 540 xe gắn máy (mỗi căn hộ có 1 chỗ để xe hơi + 2 xe gắn máy)
Dự kiến giao nhà: Tháng 1/2012.

Liên hệ:
Châu Văn Long
Residential Sales Negotiator
Jones Lang Lasalle Vietnam
Tel: 0989298646
E: chauvanlong87@gmail.com